Tin tức sự kiện
Tin tức sự kiện
Liên kết website
Quảng cáo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điện Biên Phủ 70 năm cho trận chiến “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trải qua: “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non, Gan không núng, chí không mòn”.

Quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Để có chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954, trước hết chúng ta phải nói đến đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo chiến lược và chiến dịch đúng đắn và sáng tạo trong Đông Xuân 1953-1954. Tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tinh thần đoàn kết, chiến đấu của quân và dân ta “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn bè quốc tế, đặc biệt là nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước Việt - Lào đã chung sức, chung lòng, đồng cam cộng khổ, sát cánh bên nhau chiến đấu.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công vĩ đại của quân và dân Việt Nam, lần đầu tiên một quốc gia nhỏ bé đã đánh thắng quân đội Pháp hùng mạnh, được trang bị các loại vũ khí tối tân, hiện đại, với sự can thiệp và hậu thuẫn của Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với chiến thắng trên các chiến trường phối hợp trong Đông - Xuân 1953 - 1954, đã đưa đến thành công của hội nghị Giơnevơ lập lại hòa bình của 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã bảo vệ và phát triển những thành tựu cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được nhân dân các nước anh em bè bạn và loài người tiến bộ đón nhận như chiến thắng của dân tộc mình. Các dân tộc bị áp bức được cổ vũ mạnh mẽ, vùng lên chiến đấu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam và cũng là chiến thắng chung tất yếu của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm sáng ngời Chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của Chủ nghĩa Đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thành công. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm sáng ngời chân lý: một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế chậm phát triển quân đội còn non trẻ nhưng biết đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, biết vũ trang toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân được bạn bè và nhân loại tiến bộ trên thế giới ắt giành thắng lợi.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, đã giành lại độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân”.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không những đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mà còn mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập và Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gắn với đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thế giới đã hô vang khẩu hiệu như là biểu trưng của thời đại: “Việt Nam- Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ”. Việt Nam là đất nước anh hùng, là con người sáng tạo. Hồ Chí Minh là đường lối đúng đắn. Điện Biên Phủ là thắng lợi vẻ vang.

Bức tranh "phút giây chiến thắng" tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Văn Thành Chương

Tính đến nay, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã đi vào lịch sử 70 năm. Việc nhìn nhận lại những thành công, hạn chế, cho phép ta rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu làm hành trang cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Thứ nhất, ngoại giao chỉ phát huy vai trò và công dụng trên nền tảng sức mạnh tổng hợp của đất nước được thể hiện trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự... Thực sự, chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi chúng ta giành được chiến thắng trên chiến trường. Thắng lợi về quân sự ở Điện Biên Phủ góp phần quyết định vào thắng lợi về ngoại giao ở Giơ-ne-vơ.

Thứ hai, trong quá trình đàm phán, chúng ta phải quán triệt quan điểm nhân nhượng có nguyên tắc. Rõ ràng, khi chấp nhận cùng nhau đàm phán tức là mỗi bên đều có điểm mạnh, yếu của mình; trên bàn đàm phán, bên nào cũng cố gắng giành phần có thể và nhân nhượng cho đối phương những điều mình chưa thể. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, sự nhân nhượng lẫn nhau là điều tất yếu nhưng điều không bao giờ được phép nhân nhượng là độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Giơ-ne-vơ là ví dụ điển hình của việc thực hiện nguyên tắc đó. Mặc dù Hiệp định có những điều khoản chưa hoàn toàn thỏa nguyện đối với phía ta nhưng vấn đề cốt tử là độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ thì ta kiên quyết bảo vệ và đã được các nước thừa nhận. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc nhưng sách lược của ta phải linh hoạt”. Vì thế, trong quá trình đàm phán, nhà ngoại giao phải biết nhân nhượng đúng mức, không quá tả để phá vỡ đàm phán, không quá hữu để tổn hại đến lợi ích cơ bản của dân tộc. Nguyên tắc đó của Hội nghị Giơ-ne-vơ cho đến nay vẫn nguyên vẹn giá trị thời sự: không bao giờ vì một tình hữu nghị viển vông, mơ hồ nào mà nhân nhượng lợi ích cốt lõi của dân tộc, đó là chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Thứ ba, hoạt động ngoại giao phải nhất quán nguyên tắc độc lập, tự chủ, bởi mỗi quốc gia, kể cả quốc gia đồng minh thân cận cũng đều xử lý vấn đề quốc tế trên cơ sở lợi ích quốc gia.

Thứ tư, sự duy lợi trong quan hệ quốc tế là một thực tế hiển nhiên. Nếu trong đấu tranh cách mạng, phải “mang sức ta mà giải phóng cho ta” thì trong đấu tranh ngoại giao, số phận của dân tộc mình phải do chính mình tự định đoạt. Bài học kinh nghiệm từ Hội nghị Giơ-ne-vơ giúp chúng ta vững vàng hơn, độc lập, tự chủ hơn, để đến Hội nghị Pa-ri năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đàm phán trực diện với Mỹ. Tại Hội nghị Pa-ri, sự độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ, từ thành phần, nội dung, thời gian đàm phán đến hình thức đàm phán...

 

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (người ngồi, bên phải) thay mặt
Chính phủ Việt Nam và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương (1954)

Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Với chiến thắng đó, dân tộc Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược, những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, cam kết chấm dứt chiến tranh, tôn trọng độc lập, chủ quyền của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Cả thế giới nhắc đến “Việt Nam-Hồ Chí Minh, Việt Nam-Điện Biên Phủ”(1) với sự yêu mến, khâm phục.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “thiên sử vàng” và “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ 20"(2). Đây là kết quả của nhiều yếu tố hợp thành, mà ngọn nguồn sâu xa chính là bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam in đậm dấu ấn trong những quyết định đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và ý chí quyết chiến, quyết thắng cao độ, tinh thần dũng cảm, kiên cường vượt mọi gian khổ, hy sinh của cả dân tộc để đưa Chiến dịch Điện Biên Phủ tới thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng Điện Biên phủ đã thể hiện rõ nét bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng của quân và dân Việt Nam:

Thứ nhất, bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thể hiện trong đánh giá tình hình, quyết định phá Kế hoạch Navarre, mở Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ hai, bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thể hiện trong quyết định kịp thời thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch phù hợp, đúng, hiệu quả

Thứ ba, bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thể hiện trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc

Thứ tư, tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Trước yêu cầu phát triển đất nước theo mục tiêu: Đến năm 2025, là nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao(15), đòi hỏi toàn đảng, toàn dân và toàn quân phải tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa lên tầm cao mới. Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quang Thành – Nguồn sưu tầm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội